So sánh Marketing Inhouse và Outsource – Hai phương thức này chắc chắn không còn quá xa lạ và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Hai phương thức đều sở hữu những ưu điểm nổi bật riêng nên rất nhiều doanh nghiệp không biết nên lựa chọn phương thức nào. Để có thể đưa ra những so sánh một cách chi tiết nhất, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
So sánh Marketing Inhouse và Outsource cụ thể và chi tiết nhất
Hiện nay, việc phương án xây dựng đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp nhằm mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Đặc biệt là khi cả hai phương án Inhouse và Outsource đều sở hữu những ưu điểm nổi bật khác nhau. Chính vì thế, để so sánh Marketing Inhouse và Outsource, doanh nghiệp có thể tham khảo một số thông tin như sau:
1.Inhouse là gì và Outsource là gì?
Để so sánh Marketing Inhouse và Outsource, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về hai phương án này như sau:
Phương án Inhouse là gì?
Inhouse chính là phương án xây dựng đội ngũ nhân sự trong chính mỗi doanh nghiệp và chịu hoàn toàn về Marketing cũng như không cần sự can thiệp từ bên ngoài. Đội ngũ nhân sự này thường sẽ hiểu rõ về dịch vụ và những sản phẩm của doanh nghiệp làm ra. Tuy nhiên, Inhouse sẽ phải đảm nhận nhiều việc cùng một lúc nên gây ra tình trạng quá tải và yếu tố sáng tạo cũng bị hạn chế hơn.

Phương án Outsource là gì?
Outsource chính là dịch vụ Marketing được doanh nghiệp thuê ở bên ngoài và có thể thuê ở nhiều cách khác nhau như thuê theo campaign hay thuê xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay, phương án Outsource sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật khác nhau như tình chuyên môn hoá cao, am hiểu về thị trường cùng độ sáng tạo vượt trội. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp nhỏ và không có khả năng để xây dựng đội ngũ Inhouse thì Outsource chính là lựa chọn hoàn hảo lúc này.
Tham khảo thêm:
2.Tuyển dụng của Inhouse và Outsource
Nếu doanh nghiệp nuôi một đội ngũ Inhouse sẽ cần phải tuyển dụng nhân sự hùng hậu ngang với một Outsource bên ngoài với mức chi phí cực lớn. Mức chi phí này chỉ tốn một lần ban đầu. Điều gây áp lực với các doanh nghiệp hiện tại đó là tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên trong ngành. Từ đó doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị thêm một khoản chi phí giúp duy trì liên tục đội ngũ Inhouse.
Việc thay đổi nhân viên là điều rất bình thường khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Outsource. Ngoài ra, mức chi phí tuyển dụng này sẽ được tính vào các khoản phí liên quan đến vận hành hàng ngày của doanh nghiệp.
3.Nơi làm việc và tiện ích của Inhouse và Outsource
Việc xây dựng đội ngũ Inhouse thì cần phải có nơi làm việc cho team và không gian làm việc cũng yêu cầu phải thoải mái, sáng tạo hơn bình thường. Ngoài ra, nơi làm việc của team Inhouse cũng cần phải bổ sung thêm một số tiện ích khác như máy sưởi, điều hoà và internet. Những tiện ích này sẽ dựa trên chi phí trung bình mà công ty chi trả trên mỗi nhân viên. Còn khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Outsource, nhân sự luôn là yếu tố hàng đầu và quan trọng nên không gian sáng tạo cũng sẽ được đầu tư một cách kỹ lưỡng. Ngoài ra, các chi phí trên cũng thường chiếm khoảng 30 – 45% chi phí chung.

4.Inhouse và Outsource với giấy phép, đăng ký phần mềm
Một trong những yếu tố để so sánh Marketing Inhouse và Outsource khác đó chính là giấy phép và đăng ký phần mềm. Đối với team Inhouse, việc đăng ký sử dụng các phần mềm chính là một thử thách cực lớn. Đặc biệt là khi lượng công việc ít, chi phí của phần mềm cũng là gánh nặng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Outsource, mọi vấn đề về giấy phép phần mềm đều sẽ được các agency chi trả một cách thuận tiện. Tuy nhiên, họ cũng sẽ tính thêm cả chi phí này cho khách hàng trong quá trình thương lượng.
5.Đào tạo chuyên môn của Inhouse và Outsource
Để giúp team Inhouse có thể duy trì ổn định, doanh nghiệp sẽ phải bổ sung thêm chi phí đào tạo chuyên môn. Từ đó giúp bắt kịp xu hướng thị trường một cách nhanh chóng và còn giữ chân nhân viên hiệu quả hơn. Ngoài ra, những kiến thức mà team Inhouse cần phải cập nhật liên tục đó là marketing automation, programmatic media và data analytics.

Đội ngũ Outsource luôn có một cách giữ chân nhân sự chủ chốt đó chính là cung cấp các chương trình đào tạo khác nhau. Từ đó giúp họ có thể cập nhật những phát triển của ngành một cách tốt hơn. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp, các Outsource agency cũng sẽ trích khoảng 10% chi phí chung.
6.Inhouse và Outsource với chi phí quản lý
Chi phí quản lý của đội ngũ Inhouse sẽ có thêm các phần như quản lý nhân lực, pháp lý hay tiếp thị để vận hành mỗi ngày. Còn đối với Outsource, họ sẽ dành khoảng 20% chi phí chung cho chi phí quản lý giống như một chi phí cần có.
7.Phúc lợi của Inhouse và Outsource dành cho nhân viên
Khi so sánh Marketing Inhouse và Outsource, doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua những phúc lợi của hai phương án này. Đối với team Inhouse sẽ phải chi trả các khoản bắt buộc về thuế quỹ lương hay bưu bổng cùng các chi phí khác liên quan đến công việc. Còn các Outsource agency cũng sẽ được yêu cầu đóng những khoản bắt buộc này. Tuy nhiên sẽ tuỳ vào quy mô biên chế để miễn các khoản phí bổ sung.

8.Thiết bị sử dụng của Inhouse và Outsource
Thiết bị sử dụng cũng là cách để so sánh Marketing Inhouse và Outsource được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đối với Inhouse, tuỳ thuộc vào mục đích xây dựng của team mà doanh nghiệp sẽ phải tiến hành trang bị những thiết bị cần thiết. Còn đối với team Outsource, tất cả các thiết bị cần thiết sẽ được tính là chi phí chung và khoản này sẽ chiếm khoảng 30% chi phí chung. Nhà quản lý sẽ cần so sánh Marketing Inhouse và Outsource để biết mình nên chọn cái nào.
Tham khảo thêm:
9.So sánh Marketing Inhouse và Outsource trong nghỉ lễ và nghỉ phép
Hầu hết các team sẽ cần quản lý cho các nguồn lực trong phạm vi khối lượng công việc khi nhân viên nghỉ phép, nghỉ ốm hay nghỉ lễ. Đây cũng là yếu tố quan trọng khi so sánh Marketing Inhouse và Outsource. Khoản này sẽ chiến khoảng 14% chi phí tiền lương. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp cần thuê freelancer làm ngắn hạn để bù công việc cho người nghỉ thì mức chi phí cũng sẽ cao hơn và tính vào chi phí hàng năm. Còn đối với team Outsource, nguồn nhân lực cực lớn và linh động nhân sự có cùng chuyên môn nên sẽ đảm bảo được hiệu quả công việc. Trong trường hợp, team Outsource cần thuê freelancer, chi phí thuê sẽ được tính trong phí duy trì. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt khi so sánh Marketing Inhouse và Outsource mà doanh nghiệp nên chú ý.

10.Nhân viên không được sử dụng hết hiệu suất
Hiệu suất làm việc cũng là một yếu tố quan trọng khi so sánh Marketing Inhouse và Outsource dành cho các doanh nghiệp. Đội ngũ Outsource sở hữu lượng nhân viên cố định nên khả năng nhân viên không đủ việc làm theo mùa vụ hay dịch bệnh và biến động kinh tế là điều rất bình thường. Chính vì thế, mức chi phí cho trường hợp này cũng tiêu tốn của doanh nghiệp lượng ngân sách khá lớn. Còn đối với đội ngũ Outsource thường sẽ có kế hoạch về nhân lực dự kiến một cách rõ ràng. Chính vì thế, việc cắt giảm nhân sự hay thêm đều phụ thuộc vào số lượng dự án đang chạy.
11.Chi phí rủi ro trong Inhouse và Outsource
Yếu tố cuối cùng khi so sánh Marketing Inhouse và Outsource đó chính là chi phí rủi ro. Việc thay đổi lãnh đạo hay chấm dứt hoạt động sẽ xảy ra nếu team Inhouse làm việc không hiệu quả. Chi phí rủi ro này cũng sẽ được tính vào phí chỉ phát sinh một lần của doanh nghiệp. Còn trong trường hợp với team Outsource, nếu doanh nghiệp chấm dứt hợp tác sẽ tùy thuộc vào tình trạng khách hàng nhiều hay ít để đưa ra kế hoạch cắt giảm nhân sự và đảm bảo lợi nhuận.

Nên lựa chọn Inhouse hay Outsource phù hợp cho doanh nghiệp?
Sau khi so sánh Marketing Inhouse và Outsource cũng có thể thấy cả hai phương án này đều có những ưu nhược điểm nhất định. Hiện nay, các doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Outsource chuyên nghiệp sẽ giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể. Ngoài ra, dịch vụ này còn cam kết tiến độ thực hiện và đảm bảo không bị trì hoãn thời gian vận hành các chiến lược kinh doanh.
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập hay có quy mô nhỏ và đang đứng trước rất nhiều bài toán kinh tế khó khăn, việc tập trung vào phát triển đội nhóm Inhouse sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải chi trả một khoản ngân sách cực lớn. Không những thế, doanh nghiệp còn phải chịu thêm rất nhiều rủi ro khác nhau khi phía nhân sự tuyển dụng còn non và kém kinh nghiệm cũng như không đáp ứng được công việc và đổi tính chất công việc đột ngột.

Chính vì thế, khi doanh nghiệp lựa chọn Outsource sẽ đảm bảo về tốc độ triển khai công việc nhanh chóng, đúng thời hạn và có đầy đủ cam kết đến từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Kết quả của việc đầu tư cho ra mắt sản phẩm trong vài tháng cũng chính là cách để doanh nghiệp có thể so sánh Marketing Inhouse và Outsource một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, Team Inhouse lại có thể đảm nhiệm sự am hiểu về sản phẩm và lộ trình phát triển đúng hướng ở nhiều giai đoạn khác nhau hơn so với Outsource. Nói chung, việc lựa chọn giữa hai phương án Inhouse và Outsource sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Lời kết
So sánh Marketing Inhouse và Outsource chính là cách giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án xây dựng đội ngũ nhân sự phù hợp cho mình dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vì, dù là Inhouse hay Outsource đều sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về hai phương án này, hãy đến ngay với Sunny Marketing & IT Consulting nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ SUNNY MARKETING
- Hotline: 0152.5656.7855
- Email: khoa@sunny-marketing.de
- Website: https://sunny-marketing.de/